Chủ đề: Gia đình
Trọng tâm: LQVH – Thơ Chim chích bông
Tích hợp: MTXQ: Quan sát con chim
HĐTH: Tạo hình các chú chim
Lớp MG nhỡ
GV: Trầm Kim Trang – GV trường MG Bình Minh TXGC Tiền Giang
Nội dung chính
I/- MỤC TIÊU:
Được quan sát mô hình, nghe cô đọc diễn cảm và giảng nội dung bài thơ “Chim chích bông”, trẻ được tham gia hoạt động nhóm tạo hình con chim, tích cực trả lời các câu hỏi đóng góp bài. Tất cả trẻ hiểu và đọc thuộc thơ khá diễn cảm có kết hợp điệu bộ phù hợp nhẹ nhàng. Trẻ biết tên 1 số loài chim và đặc điểm của chúng. Giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.
II/- CHUẨN BỊ:
- Mô hình sân khấu rối: có cây bưởi, cây na, cây chuối, luống rau.
- Tranh vẽ bài thơ “Chim chích bông”
- Mũ chim cho các bé.
- Lồng chim có chim thật – Mũ đậy..
- Chim bằng con rối.
- Một số nguyên liệu cho trẻ tạo thành con chim.
- Máy Casstter, băng nhạc bài “Chim chích bông, chim vành khuyên”
III/- PHƯƠNG PHÁP:
Dùng lời, đọc diễn cảm, trực quan, đàm thoại, luyện tập.
IV/- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG | HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ |
1./ Mở bài
Hoạt động 1: – Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài.
2./ Phát triển bài Hoạt động 2 – MTXQ: Gọi tên và nêu đặc điểm ích lợi của 1 số loài chim
Y Chuyển tiếp
Hoạt động 3 – Cho trẻ tri giác toàn bộ tác phẩm. Giáo viên đọc thơ diễn cảm qua khung rối
Hoạt động 4 – Giúp trẻ tìm hiểu nội dung tác phẩm. Tọa đàm qua tranh.
Y Chuyển tiếp
Y Chuyển tiếp
Hoạt động 5: – Giúp trẻ thể hiện lại nội dung tác phẩm. Trẻ đọc thơ qua hình thức biểu diễn chương trình “Tiếng thơ chích bông”
3./ Kết thúc bài:
Nhận xét, Tuyên dương
|
– Cho trẻ chơi trò chơi “Gió thổi” – Giáo viên giới thiệu vật lạ ở bên trong mũ đậy, yêu cầu trẻ đoán. – Giáo viên gợi ý cho trẻ biết đó là 1 con vật có cánh biết bay.
– Giáo viên cho trẻ xem vật thật
– Hỏi trẻ về đặc điểm của con chim? (Giáo viên mở nhạc bài hát “Con chim vành khuyên.” trong quá trình trẻ quan sát.) – Hỏi trẻ tên của chim trong lồng? – Giáo viên giới thiệu tên con chim trong lồng “Chim Yến Phụng”. – Ngoài chim Yến phụng cho trẻ kể tên các loại chim khác mà trẻ biết? – Chơi “Chim bay, chim hót, chim mổ thóc” – Cho trẻ nêu ích lợi của các loài chim. – Giáo viên gút: Chim để làm cảnh, chim có giọng gót hay. – Giáo viên giới thiệu 1 loài chim thường bắt sâu giúp ích cho con người.
– Giáo viên đọc diễn cảm lần 1 kèm cử điệu. Hỏi trẻ con chim trong bài thơ tên là gì? – Giáo viên đọc diễn cảm lần 2 qua khung rối.
– Giáo viên cho trẻ đọc thơ
Y Chuyển ý: Cho trẻ nghe tiếng chim hót và hỏi trẻ nghe âm thanh gì? Y Toạ đàm: _ Con chim trong bài thơ có tên là gì? + Yêu cầu 1 bé lên tìm chim chích bông trên bức tranh. _ Tại sao con biết đó là chim chích bông? + Câu thơ nào tả hình dáng chim chích bông? _ Trong bài thơ Chim chích bông thích gì?
+ Yêu cầu trẻ lên cho chim chích bông chuyền cành.
-Chim chích bông có đặc điểm gì? -Trong bài thơ Chim chích bông bắt sâu giúp ai? + Yêu cầu 1 bé lên đưa chích bông xuống luống rau. Y Tóm nội dung: Chim chích bông là một loài chim có dáng vóc bé nhỏ, nhanh nhẹn, biết giúp đỡ mọi người bắt sâu cho rau được xanh tốt. Y Giáo dục: Trẻ biết giúp đỡ mọi người xung quanh
-Chơi trò chơ “Chim bay, chim tha mồi, bay về tổ” – Giáo viên cho trẻ sử dụng nguyên liệu mở tạo thành con chim. – Giáo viên mở nhạc “Chim chích bông” trong quá trình trẻ thực hiện. – Chơi trò chơi : “Chim mẹ, chim con” Cô là chim mẹ.
– Giáo viên giới thiệu Hội thi“ TIẾNG THƠ CHÍCH BÔNG” – Giáo viên mở nhạc “Chim chích bông” (Giáo viên đội mũ làm chim chích bông, giới thiệu phần thi Tiếng thơ chim chích bông) – Giáo viên giới thiệu trẻ lên đọc thơ. · Bé trai, bé gái · 8 bé đọc thơ · 6 bé đọc thơ (đọc nối tiếp) · 4 bé đọc thơ minh họa · 1 bé đọc thơ qua mô hình · Cả lớp đọc 1 lần – Kết thúc chương trình chào tạm biệt
_ Giáo viên mở nhạc bài hát “Chim chích bông” – Giáo viên khen ngợi động viên trẻ
|
– Cả lớp cùng chơi với cô. – Trẻ nói tự do theo suy nghĩ.
– Trẻ kể các con vật biết bay.
– Trẻ ngồi vòng tròn và quan sát con chim trong lồng tham gia trả lời câu hỏi của cô. – Trẻ quan sát con chim và trả lời tự do về đặc điểm của con chim theo hiểu biết của trẻ.
– Trẻ trả lời theo ý của trẻ.
– Cả lớp lặp lại: “Chim Yến Phụng”
– Trẻ trả lời tự do.
– Trẻ tham gia chơi và chuyển đến mô hình. – Trẻ nói theo suy nghĩ.
– Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
– Chim chích bông
– Trẻ nghe cô đọc thơ xem múa rối.
– Cả lớp đọc thơ 1 lần -Trẻ đọc thơ theo yêu cầu:
-Trẻ trả lời “Tiếng chim hót” và chuyển đội hình qua tranh.
-Chim chích bông
-1 bé lên tìm
-Trẻ trả lời theo ý trẻ.
“Chim chích bông bé tẻo teo” (Cá nhân, cả lớp) -Thích leo trèo từ cành na qua cành bưởi sang bụi chuối. -Trẻ vừa làm ừa đọc đoạn thơ “Thích leo trèo … sang bụi chuối”. -Trẻ suy nghĩ trả lời.
-Chim chích bông bắt sâu giúp bạn nhỏ. -1 bé thực hiện
– Trẻ trả lời tự do những công việc trẻ làm khi ở nhà, ở lớp qua gợi mở của cô.
– Trẻ tham gia chơi cùng cô và ra 3 vòng tròn nặn cắt, ghép thành con chim trang trí mô hình.
– Trẻ nghe nhạc và thực hiện
– Trẻ đối đáp cùng cô.
Con là chim con
– Trẻ nghe nhạc chuyển đội hình đến sân khấu rối.
– Cả lớp cùng hưởng ứng vừa đọc thơ vừa làm cử điệu theo yêu cầu của cô
– Xin chào xin chào
– Làm cử điệu theo bài hát chim chích bông. – Trẻ chú ý lắng nghe |