Canxi đóng vai trò quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Nếu không muốn con mình nhẹ cân thấp còi, người mẹ cần chú ý 3 giai đoạn vàng này để bổ sung canxi đầy đủ
Loại củ chưa đến 10.000 đồng/kg nhưng lại giúp mẹ bầu bổ sung canxi, giảm tình trạng nóng trong và giúp da dẻ luôn mịn màng
Những biểu hiện cho thấy mẹ bầu đang bị thiếu canxi, nên ăn gì để bổ sung canxi kịp thời?
Nội dung chính
Tầm quan trọng của canxi với trẻ
Đối với trẻ em, việc cung cấp đủ canxi rất quan trọng để có được khung xương khỏe mạnh. Chế độ ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển xương sẽ dẫn đến việc các bé có nguy cơ mắc bệnh loãng xương và khả năng gãy xương sau này của trẻ cũng rất cao.
Trẻ nhỏ không được cung cấp đủ canxi và vitamin D đầy đủ sẽ có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao. Còi xương là căn bệnh khiến xương bị mềm, tăng trưởng kém hơn và đôi khi gây nên các cơn đau cơ bắp và cảm giác nhược cơ ở trẻ.
Hiện nay, nhiều bố mẹ cho trẻ bổ sung canxi qua các loại thuốc bổ, tuy nhiên nếu không cẩn thận sẽ dẫn đến việc sử dụng quá liều lượng, tăng nguy cơ bị sỏi thận. Kể cả với các loại thực phẩm chứa canxi, mẹ cũng chỉ nên cho con ăn với liều lượng phù hợp, tốt hơn hết là nên lên thực đơn ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
Trẻ cần bao nhiêu canxi một ngày?
Ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi, mỗi trình trạng cơ thể khác nhau thì nhu cầu về canxi cũng có sự khác biệt. Thông thường, con người cần nhiều canxi nhất ở giai đoạn mang thai, cho con bú và trẻ em đang trong quá trình phát triển.
Đối với trẻ em và người trưởng thành, nhu cầu canxi mỗi ngày cần khoảng 500mg. Đối với phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú thì nhu cầu canxi tăng cao, lên đến 1000-1200mg/ngày/người. Do đó, mỗi người cần chú ý đến tình trạng riêng của bản thân hay người thân mà có cách bổ sung canxi phù hợp.
Dưới đây là nhu cầu canxi theo từng độ tuổi, bạn có thể tham khảo để biết chính xác cần bổ sung bao nhiêu canxi là hợp lý, không bị thiếu hoặc thừa canxi:
– Trẻ 0-6 tháng tuổi: 210mg.
– Trẻ 7-12 tháng tuổi: 270mg.
– Trẻ 1-3 tuổi: 500mg.
– Trẻ 4-8 tuổi: 800mg.
– Trẻ 9-18 tuổi: 1300mg.
– Từ 19 tuổi trở lên: 1000mg.
Canxi có trong những thực phẩm nào?
– Sữa, phô mai, sữa chua: Các loại thực phẩm khác nhau cung cấp lượng canxi khác nhau, nhưng hầu hết chúng ta đều nhận được lượng canxi nhiều nhất từ sữa và các chế phẩm từ sữa. Một cốc sữa bò có khoảng 300mg canxi, tương đương với 1 cốc sữa chua (207mg), 14 gram phô mai tự nhiên hoặc 57 gram phô mai chế biến. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, hãy chuyển sang cho trẻ sử dụng các loại sữa ít béo hoặc tách béo. Sữa nguyên chất hàm lượng canxi cao hơn sữa có hương vị.
– Đậu nành: Đậu nành là một thực phẩm giàu canxi cho bé có thể được thêm vào chế độ ăn hàng ngày. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, sữa chua đậu nành và đậu phụ để chế biến các công thức nấu ăn ngon phù hợp với lứa tuổi của con.
– Đậu xanh: Đậu xanh và đậu lăng là một nguồn thực phẩm bổ sung canxi cho bé. Chúng cũng giàu vitamin A, vitamin E, vitamin C, chất xơ, axit béo không bão hòa, magie, kali, sắt và folate và có một lượng canxi kha khá.
– Trái cây: Trái cây như đu đủ và sung khô cũng là nguồn thực phẩm bổ sung canxi cho bé tuyệt vời. Có thể ăn riêng lẻ sung khô hoặc thêm vào sữa hoặc sữa chua. Đu đủ có thể được ăn nguyên hoặc thêm vào các món tráng miệng như sữa trứng và bánh pudding. Bên cạnh đó, một quả cam cỡ trung bình có thể cung cấp 50mg canxi cho con bạn. Bạn có thể cho trẻ ăn một quả cam hoặc nước cam vì nó không chỉ giàu canxi mà còn chứa nhiều Vitamin C, Kali, Magiê và Folate.
– Các loại hạt: Các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng và quả óc chó là nguồn thực phẩm giàu canxi cho bé. Hạnh nhân chứa tới 228mg canxi/100g. Quả hạch cũng chứa chất béo lành mạnh, vitamin E, magiê và chất xơ. Ở mức độ vừa phải, chúng được coi là thực phẩm giàu canxi cho bé.
– Hải sản: Các loại hải sản giàu canxi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp canxi cho cơ thể, giúp trẻ tăng cường sức khỏe, tốt cho sự phát triển của xương và răng, hỗ trợ tăng chiều cao. Tôm, cua, cá… là những thực phẩm mẹ nên cho bé ăn trong tuần.
Các yếu tố khác quan trọng giúp trẻ có sức khỏe tốt
– Dinh dưỡng đúng: Cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ trong từng giai đoạn phát triển. Chế độ ăn phải bảo đảm đủ năng lượng và có đủ các dưỡng chất hỗ trợ tăng trưởng chiều cao là chất đạm, canxi, kẽm, sắt, Iốt, vitamin A, D, E… Nên ăn phối hợp, đa dạng với trên 20 thực phẩm mỗi ngày, đảm bảo đủ lượng chất đạm từ thịt cá, trứng, sữa, đậu đỗ… Cần lưu ý bổ sung đủ nhu cầu canxi theo lứa tuổi bằng các loại thực phẩm giàu canxi như cá, hải sản, cua đồng, cá nhỏ nguyên xương, tôm tép nguyên vỏ, đậu nành, đậu hũ. Ăn nhiều rau, trái cây. Uống đủ lượng nước hàng ngày bổ sung thêm sữa, phô mai, sữa chua, sữa đậu nành…
– Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, nước có gas, thực phẩm béo như thức ăn chiên rán, quay, nước hầm xương, nước luộc thịt… bữa ăn không cân đối, nhiều chất đạm mà thiếu chất xơ hoặc ăn quá mặn đều cản trở sự hấp thu canxi ở trẻ.
– Vận động hợp lý: Tùy theo độ tuổi trẻ mà có những bài tập và thời lượng thích hợp. Vận động đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ cao lớn, ngăn ngừa bệnh thừa cân béo phì. Ngủ sớm, ngủ đủ giấc: Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao. Theo sinh lý, hormone tăng trưởng giúp tăng chiều cao được não bộ tiết ra mạnh nhất và đầy đủ nhất từ 22h đêm đến 1-2h sáng với điều kiện bé đã ngủ sâu. Giấc ngủ sâu thường bắt đầu khoảng 1-2 giờ sau khi ngủ. Vì vậy trẻ con phải ngủ sớm trước 22h.
(Tổng hợp) Theo Phụ nữ Việt Nam