Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định

Câu 6: Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định

“Con trai tôi chỉ vừa lên 7 và chúng tôi đã bắt đầu tập cho bé cách dùng bô và bé đang thực hiện rất tốt… nhưng chẳng bao giờ làm đúng trong toilet mà luôn ị ra quần. Làm sao mà tôi có thể cho bé đi ị trong toilet? Tôi rất muốn tìm một vài tranh ảnh để cho be thấy tình huống trên, nhưng thật không thể.” Patty

Câu trả lời: Tiến sĩ Pam DiLavore, Trưởng khoa trị liệu tâm lý giáo dục, trung tâm Raleigh TEACCH

Đi vệ sinh trong bô đã từng là một thử thách đối với nhiều trẻ em bị mắc chứng tự kỉ và các bậc phụ huynh của chúng. Thậm chí những đứa trẻ được tập đi tiểu đều đặn cũng gặp phải những khó khăn với việc tập đi đại tiện. Đôi khi chúng không kết hợp được 2 hành động vì thế chúng có suy nghĩ là nhà vệ sinh chỉ để tiểu tiện chứ không phải để đại tiện. Một vài trẻ em có khuynh hướng nín mỗi khi đi đại tiện vì một vài lý do chẳng hạn như mỗi lần đi thì không thoải mái, muốn bám vào các thói quen hàng ngày, hoặc kháng cự lại sự thay đổi khi phải sử dụng quần lót/tã lót khi đi toilet. Ý tưởng sử dụng một bức tranh minh hoạ về qui trình đại tiện như vậy là rất tốt. Có một cuốn sách dành cho trẻ với tựa đề là “Everyone Poops” mà có nhiều hình ảnh hay về tất cả các loài động vật, hình ảnh trẻ đang đại tiện. Đó là một nguồn tài nguyên rất tốt. Cũng có những cuốn sách dành cho trẻ em về quá trình tập cho trẻ đi vệ sinh mà trong đó có những tranh ảnh rất bổ ích. Ngoài tranh ảnh ra, bạn cũng có thể thử một vài ý tưởng khác.

1. Chọn một thời điểm trong ngày để cho trẻ đi vệ sinh

Có thể là mỗi ngày tiến hành vào cùng 1 thời điểm. Nếu con bạn đi vệ sinh khá thường xuyên thì bạn nên chọn một thời điểm gần với lúc mà bé thường đi (có thể là sớm hơn một chút để kịp lúc bé đi). Nếu bé không đi thường xuyên hoặc bé không đi mỗi ngày, bạn có thể chọn thời điểm là ngay sau bữa ăn. Đây cũng là lúc khi bạn không có nhiều thứ để làm. Bạn có thể thoải mái và đừng quá vội vã trong lúc này để giúp con mình được thư giãn.

2. Con bạn có uống thức uống được làm lạnh (nước trái cây hoặc nước lọc)

Trước khi đi vệ sinh không? Các thức uống được làm lạnh giúp kích thích bao tử đặc biệt là ngay sau bữa ăn.

3. Trong khi bé đang ngồi trên bồn cầu, bạn có thể cho bé cầm một món đồ chơi nếu bé muốn.

Một vài bậc phụ huynh cho trẻ đọc sách trong thời gian đi vệ sinh nhưng tôi lo ngại rằng nhiều lúc bé có thể bị lẫn lộn đối với những gì lẽ ra mà bé nên làm. Thông điệp chính mà bạn muốn gửi đến bé đó là “con ngồi bô để đi vệ sinh” chứ không phải ngồi để đọc sách hay chơi đồ chơi.

4. Thiết lập đồng hồ khoảng 5 phút

Tôi đã thử để trẻ ngồi trong toilet lâu hơn, nhưng thường thì tôi nhận thấy một điều là nếu một người nào đó muốn đi vệ sinh thì họ sẽ làm điều đó rất nhanh chóng. Nhưng nếu họ không muốn đi hay cứ thử đi và bắt đầu ngồi trong khoảng vài phút thì có lẽ họ sẽ không thể nào đi được. Có một chút khác biệt đối với việc tập cho bé tiểu tiện bởi vì đằng nào thì bé cũng có thể đi tiểu mà không cần phải cố gắng. Đối với hầu hết mọi đứa trẻ, thực sự các em phải cố gắng trong việc sử dụng các cơ để rặn.

5. Nếu con bạn đại tiện xong, cho trẻ đứng dậy một cách nhanh chóng

Trẻ không nên tiếp tục ngồi sau khi đã đi xong. Vả lại điều này có thể gây rối cho trẻ khi chúng thắc mắc lý do tại sao mà đi vệ sinh rồi mà mình vẫn tiếp tục ngồi. Bạn có thể dành tặng cho trẻ một sự tán dương (chẳng hạn như một viên kẹo đặc biệt) – những thứ mà trẻ xứng đáng được nhận vì hành động của mình.

6. Nếu con bạn không chịu đại tiện

Hãy cho trẻ đứng dậy khi đồng hồ hết giờ. Đừng dành tặng bé những lời khen ngợi nào cả nhưng phải đảm bảo là bạn không được la mắng bé. Nói với bé những câu đại loại như là, “Được rồi, thời gian đã hết, chúng ta sẽ thử lại vào ngày mai.”

7. Khi trẻ đại tiện trong quần

Hãy dẫn bé vô nhà tắm, giúp bé cởi quần, và (nếu có thể) đổ phân vào trong cái bô. Bạn có thể nói là “Cái gì như phân ở trong cái bô ấy nhỉ”. Đảm bảo là bé thấy được những gì đang xảy ra và biết được là mình sẽ phải làm gì. Mặc dù đôi lúc điều này làm cho bạn rất bực mình nhưng quan trọng là bạn phải bình tĩnh và nhận thức được vấn đề. Dù có như thế nào đi chăng nữa thì cố gắng không được la trẻ. Bằng mọi cách cho con bạn thấy được ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn vệ sinh cho chính bản thân và thay đồ cho bé.

8. Nếu con bạn không theo quy tắc và gặp khó khăn trong khi đi tiêu hoặc đi chỉ có một lần trong 2 đến 3 ngày thì bạn nên thử cho bé ăn những món có nhiều chất xơ như bánh nướng xốp hay ngũ cốc, hoặc ăn thêm nhiều trái cây. Nếu đây là một vấn đề mãn tính, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về những phương pháp để giúp con bạn có thể đi tiêu đều đặn hơn. Qui trình tập cho bé ngồi bô sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu như con bạn có khả năng đi tiêu đều đặn mỗi ngày.

> Câu 1: Tại sao cháu không nói chuyện được?

> Câu 2: Làm sao để giảm bớt khuynh hướng sử dụng biệt ngữ ở trẻ?

> Câu 3: Các hoạt động vòng tròn ở tuổi mẫu giáo

> Câu 4: Can thiệp trẻ có vấn đề thính giác và trí nhớ

> Câu 5: Con tôi thường bị than phiền vì khả năng chú ý kém!

> Câu 6: Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định

> Câu 7: Trẻ bị mất phương hướng trên trang sách

> Câu 8: Làm sao giải thích các mối nguy hiểm cho trẻ tự kỉ?

> Câu 9: Làm sao dạy trẻ cách cư xử phù hợp ở nơi công cộng?

> Câu 10: Làm sao mà tôi có thể dùng các kí hiệu tranh ảnh để thay đổi được hành vi của cháu?

> Câu 11: Vấn đề duy nhất của cháu là cháu hay tự dưng khóc thét lên khi thấy hình mẹ cháu

> Câu 12: Tại sao trẻ tự kỷ dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu và hay sợ hãi bất thường?

> Câu 13: Các nỗi sợ hãi mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải là gì?

Rate this post