Câu 11: Vấn đề duy nhất của cháu là cháu hay tự dưng khóc thét lên khi thấy hình mẹ cháu.
“Tôi dạy trong một lóp học về trí tuệ nhân tạo ở một ngôi trường chính qui. Học trò của tôi là các học sinh từ lớp 3 đến lớp 6. Tôi có một học trò rất đặc biệt (10 tuổi), cậu bé phản hồi rất tốt đối với thời khoá biểu có các biểu tượng/ tranh ảnh trong khi không học tại một lớp chính qui. Vấn đề duy nhất của cháu là cháu hay tự dưng khóc thét lên (rống lớn) khi thấy hình mẹ cháu. Tôi cảm thấy là một ngày của cháu là sự cân bằng các hoạt động giác quan, các hoạt động thể chất, học tập, và vv… Chúng tôi đã thử cho cháu được sử dụng biểu đồ về các ngôi sao để cháu có thể nhận biết được hoạt động nào là ưu tiên bằng cách thu thập những ngôi sao để chứng tỏ là mình đã trở thành một “đứa trẻ to lớn , không khóc nhè”. Cháu rống thật to khi thấy hình mẹ. Cháu không khóc vì một lí do nào khác và tôi không cảm thấy rằng việc khóc rống lên như thế không phải để gây chú ý hoặc trốn tránh. Tôi nghĩ là cháu đang thực sự buồn và nhớ mẹ. Chúng tôi cũng dán một bức ảnh về gia đình trong thời khoá biểu của cháu vì cháu thường hay hỏi, “Khi nào thì con được gặp mẹ?”. Chúng tôi đã đặt hình vào trong thời khoá biểu bằng cách sử dụng khoá dán Velcro ngay sau hình xe bus của trường. Tôi thật sự cảm nhận là đang có một mối lo lắng thực sự về sự xa cách như đã từng được chứng kiến ở một đứa trẻ chưa được đến trường lần nào. Tin tốt lành là trong năm qua hành vi cắn và cào cấu những người xung quanh đã giảm bớt đi nhưng thay vào đó cháu lại rất nhớ mẹ. Vấn đề ở đây là cháu hay la lớn và trông như em bé so với các bạn đồng trang lứa khác. Cháu rất sáng dạ và theo kịp bài làm ở lớp cũng như có nhiều kì vọng chứ không phải có việc khóc không thôi. Mẹ cháu phải cho cháu biết lịch trình làm việc của bà ta để mà cháu không phải tự hỏi là bà đang ở đâu. Cháu biết rằng mẹ đang phải đi làm và rất vui khi cháu đang ở trường cùng với bạn bè. Mẹ cháu thường đón cháu mỗi ngày khi cậu ta vừa đặt chân xuống bến xe buýt. Nói chung, cha mẹ của cháu là một chỗ dựa vững chắc cho cháu. Các bạn có cách gì để làm cho cháu vơi đi nỗi buồn này được không? Chúng tôi đã nghĩ rằng chúng tôi nên áp dụng phương pháp dành cho những đứa trẻ chưa đến trường lần nào với cháu; tuy nhiên, đã 3 tháng trôi qua rồi mà chúng tôi vẫn thấy bé không tiến triển gì cả. (Chúng tôi cũng đã sử dụng các câu chuyện xã hội). Tôi đang rất bối rối trong tình huống này. Xin cám ơn.” B.G.
Trả lời: Bác sĩ. Pam DiLavore, Trưởng Khoa Trị Liệu Tâm Lý Giáo Dục, trung tâm Raleigh TEACCH
Nghe có vẻ như bạn đang hiểu rất tường tận và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của cậu học trò này. Tôi đồng ý với bạn là trẻ cần vượt qua giai đoạn buồn bã vì nhớ mẹ. Bạn đang làm mọi thứ rất đúng, và hãy tiếp công việc của mình một cách kiên định cũng như hiểu rõ được cách suy nghĩ của trẻ để có thể tạo ra một sự khác biệt lâu dài.
Ý kiến mà tôi muốn bổ sung ở đây đó là hãy thực hiện những gì bạn làm một cách tinh tuý hơn. Cách tốt nhất là nên chuẩn bị một tấm ảnh của mẹ bé được dán vào cuối thời khoá biểu ngay sau hình xe bus trường để bé biết rằng mình sắp được gặp mẹ. Tôi không biết là liệu có thể gắn thêm một mốc thời gian vào thời khoá biểu của bé hay không (thời điểm bắt đầu của ngày trước lúc bé bắt đầu khóc) khi mà bé có thể dành thời gian trong một nơi yên tĩnh nào đó để xem qua album có những bức hình về con người và động vật trong cuộc sống của bé, có cả mẹ hoặc thực hiện những công việc khác như vẽ một bức tranh về mẹ hoặc viết cho mẹ một dòng ghi chú. Bé có thể có một tấm hình cụ thể báo hiệu giờ nghỉ trong thời khoá biểu của mình mà sẽ cho biết hoạt động này là gì. Bé cũng có thể có sẵn một tấm hình để nói hoặc bày tỏ ý định là “Tôi cần được nghỉ ngơi”, tương tự như vậy là hình thể hiện sự trợ giúp hoặc hình phòng tắm. Khi bé bắt đầu cảm thấy khó chịu, bé có thể trao cho bạn hoặc bất kì giáo viên khác tấm thẻ này với chức năng như một tấm vé đưa bé bước vào không gian yên tĩnh của mình để xem album. Cách làm này nên được đưa vào câu chuyện xã hội để bé có thể xem lại mỗi ngày.
Nếu phương pháp kể trên thực sự thành công trong việc giúp cậu học trò của bạn bình tĩnh thì thể nào bạn cũng phải giới hạn số lần sử dụng của cậu bé trong một ngày, có thể bằng cách đưa cho bé một số lượng thẻ hình cụ thể và số thẻ này sẽ được giới hạn mỗi khi bé dùng hết. Tuy nhiên, lúc đầu thì bạn nên cho bé sử dụng không giới hạn số lượng thẻ cho đến khi bé biết rõ là các thẻ hình này có ý nghĩa gì và nó thật sự hợp với bé như thế nào.
Một cách khác đó là đề ra một khoảng thời gian nhất định trong thời khoá biểu của bé sao cho bé có thể nói chuyện với mẹ mình mỗi ngày. Tuy vậy, điều này cũng khá là nguy hiểm vì ngay bản thân của cuộc điện thoại (hoặc khi kết thúc cuộc gọi) có thể làm trẻ giận dữ. Một chiến lược khác mà đôi lúc cũng có thể hỗ trợ phần nào đó là dạy các phương pháp kỹ thuật nhằm giảm bớt sự căng thằng trong những lúc yên ả mỗi ngày. Những phương pháp này phải được thực hiện thật nhiều lần, và nên có gợi ý bằng hình ảnh hoặc phải thật rõ ràng để nhắc bé rằng lúc nào là lúc thư giãn (bé có thể bóp một trong các quả banh luyện cơ). Sau đó, khi bé cảm thấy tức giận, bạn có thể cho bé thấy những gợi ý để bé tiến hành làm theo. Nói tóm lại là bé có thể thực hiện được những yêu cầu này dẫu cho bé đang nổi giận. Chúc bạn may mắn nhé; cậu học trò của bạn thật đáng yêu
> Câu 1: Tại sao cháu không nói chuyện được?
> Câu 2: Làm sao để giảm bớt khuynh hướng sử dụng biệt ngữ ở trẻ?
> Câu 3: Các hoạt động vòng tròn ở tuổi mẫu giáo
> Câu 4: Can thiệp trẻ có vấn đề thính giác và trí nhớ
> Câu 5: Con tôi thường bị than phiền vì khả năng chú ý kém!
> Câu 6: Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định
> Câu 7: Trẻ bị mất phương hướng trên trang sách
> Câu 8: Làm sao giải thích các mối nguy hiểm cho trẻ tự kỉ?
> Câu 9: Làm sao dạy trẻ cách cư xử phù hợp ở nơi công cộng?
> Câu 10: Làm sao mà tôi có thể dùng các kí hiệu tranh ảnh để thay đổi được hành vi của cháu?
> Câu 11: Vấn đề duy nhất của cháu là cháu hay tự dưng khóc thét lên khi thấy hình mẹ cháu
> Câu 12: Tại sao trẻ tự kỷ dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu và hay sợ hãi bất thường?
> Câu 13: Các nỗi sợ hãi mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải là gì?