Làm sao giải thích các mối nguy hiểm cho trẻ tự kỉ?

Câu 8: Làm sao giải thích các mối nguy hiểm cho trẻ tự kỉ ?

” Gần đây đứa con trai 6 tuổi của tôi (bị tự kỉ chức năng cao) đã bỏ nhà đi. Cháu đi khoảng chừng được 1/3 dặm xuống phố và tôi đã tìm thấy cháu đang đứng bên cạnh hồ nước gần nhà. Khi tôi cố gắng giải thích những hiểm nguy của việc mà cháu đã bỏ đi như vậy, chủ yếu xoay quanh về vấn đề người lạ và sự an toàn thì cháu đã gạt phắt lời cảnh báo của tôi sang một bên. Cháu tin chắc rằng mình không phải lo lắng về bất kì ai đang cố gắt bắt giữ hay làm đau cháu vì cháu là một “gã cứng đầu” và có thể tự lo được cho bản thân. Xin các chuyên viên cho tôi biết là tôi phải nói làm sao để trình bày vấn đề này một cách dễ hiểu và dễ chấp nhận đối với cháu? Tôi sẽ rất cảm kích đối với bất cứ sự trợ giúp nào từ phía các chuyên gia.” H. T. G.

Trả lời: Tiến sĩ. Pam DiLavore, Trưởng khoa trị liệu tâm lý giáo dục, Trung tâm Raleigh TEACCH

Đây là một vấn đề khó. Những mối lo ngại về sự an toàn là rất khó giải thích bởi vì chúng khá trừu tượng. Chúng tôi hy vọng là con trẻ và những người bạn bị mắc chứng tự kỉ của chúng ta sẽ không bao giờ gặp phải những nguy hiểm, nhưng có thể là rất khó để họ có thể tưởng tượng và lường trước những mối hiểm nguy mà họ chưa từng phải trải qua hoặc chứng kiến lần nào.

Tôi muốn giới thiệu cách sử dụng một sự kết hợp các câu chuyện nhằm giúp giải thích trường hợp của con bạn. Trên thị trường có rất nhiều quyển sách bằng tranh ảnh được phát hành dành cho trẻ em mà trong đó người ta sử dụng lối kể chuyện cho một đứa trẻ để giải thích các quy tắc về sự an toàn. Bạn có thể tìm kiếm thêm nhiều loại sách như vậy ở các nhà sách địa phương hoặc trên mạng.

Ngoài những câu chuyện chung chung như thế này, bạn có thể viết một số câu chuyện xã hội cụ thể dành cho cháu. Những câu chuyện xã hội được viết từ lối suy nghĩ của trẻ. Các câu chuyện sẽ đặt ra tình huống, sau đó phác thảo các qui tắc và/hoặc các chiến lược mà trẻ phải theo trong tình huống đó. Các câu chuyện xã hội phải đơn giản, trực tiếp và đúng vào trọng tâm. Bạn và con mình có thể đọc câu chuyện xã hội một vài lần trước tiên sau đó lấy ra đọc lại bất cứ khi nào có một vấn đề nảy sinh. Khái niệm về câu chuyện xã hội được phát triển bởi Carol Gray, và những các quyển sách của cô ấy là những tài nguyên hoàn hảo để định hướng dẫn cách viết và sử dụng các câu chuyện xã hội.

> Câu 1: Tại sao cháu không nói chuyện được?

> Câu 2: Làm sao để giảm bớt khuynh hướng sử dụng biệt ngữ ở trẻ?

> Câu 3: Các hoạt động vòng tròn ở tuổi mẫu giáo

> Câu 4: Can thiệp trẻ có vấn đề thính giác và trí nhớ

> Câu 5: Con tôi thường bị than phiền vì khả năng chú ý kém!

> Câu 6: Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định

> Câu 7: Trẻ bị mất phương hướng trên trang sách

> Câu 8: Làm sao giải thích các mối nguy hiểm cho trẻ tự kỉ?

> Câu 9: Làm sao dạy trẻ cách cư xử phù hợp ở nơi công cộng?

> Câu 10: Làm sao mà tôi có thể dùng các kí hiệu tranh ảnh để thay đổi được hành vi của cháu?

> Câu 11: Vấn đề duy nhất của cháu là cháu hay tự dưng khóc thét lên khi thấy hình mẹ cháu

> Câu 12: Tại sao trẻ tự kỷ dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu và hay sợ hãi bất thường?

> Câu 13: Các nỗi sợ hãi mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải là gì?

Rate this post