Làm sao mà tôi có thể dùng các kí hiệu tranh ảnh để thay đổi được hành vi của cháu?

Câu 10: Làm sao mà tôi có thể dùng các kí hiệu tranh ảnh để thay đổi được hành vi của cháu?

“Có ai có thể giúp tôi được không? Tôi có một đứa học trò (7 tuổi) hay cắn người khác. Làm sao mà tôi có thể dùng các kí hiệu tranh ảnh để thay đổi được hành vi của cháu? Tôi là một giáo viên ở Georgia.” SW

Trả lời: Jane Mather, Giáo viên Mầm Non

Điều đầu tiên mà bạn cần làm là phải hiểu được tại sao học trò của mình lại cắn những người xung quanh. Có phải là do bé muốn tương tác với mọi người, nhưng không biết làm cách nào phải không? Có phải bé không thể chịu đựng được khoảng cách gần khi ngồi bên các bạn? Có phải bé bị quá kích động hay không? Bạn hãy thực hiện những ghi nhận trong lớp và xác định thời điểm và lý do mà bé lại hành động như vậy. Sau đó phát triển các chiến lược tập trung vào những tình huống mà làm cho bé cắn người khác. Một chuyên viên lao động liệu pháp có thể đưa ra những giải pháp liên quan đến việc này, có thể cần phải đặt một vật gì đó vào trong miệng của bé.

Bạn đã thử sử dụng Các câu chuyện Xã hội? Viết một câu chuyện ngắn và đúng vào trọng tâm của vấn đề qua đó việc nhấn mạnh hành vi cắn bạn có thể giúp học sinh của bạn hiểu được lý do tại sao mà hành động cắn sẽ không được chấp nhận và những sự gợi ý bằng tranh ảnh có thể giúp bé luôn nhớ 2 chữ “không được cắn”. Bạn sẽ cần biến đổi câu chuyện phù hợp với các nhu cầu của trẻ. Câu chuyện có thể được đọc như sau:

Tôi thích ______________(chơi với các bạn) .
Nhiều lúc khi mà tôi _________________(chơi với các bạn) Tôi muốn họ chơi theo cách của tôi.
Nhiều lúc khi các bạn của tôi không chơi theo cách của tôi tôi sẽ giận họ.
Khi tôi nổi giận tôi cắn trẻ em. Trẻ em không thích điều đó khi tôi cắn chúng
Khi tôi cắn trẻ em tôi sẽ làm đau chúng. Khi tôi cắn trẻ em chúng không muốn chơi với tôi nữa.
Khi tôi giận thay vì cắn, tôi có thể _________________ (nói chuyện với cô, tự chơi một mình, nghe nhạc vv… hãy liệt kê cụ thể! ).
Khi tôi chơi với bạn tôi sẽ không cắn. Nếu tôi nổi giận tôi sẽ ________________(hành vi thực hiện) .

Bạn có thể gộp các mẫu chuyện lại thành một cuốn sách và thêm vào các tranh ảnh có tính chất mô tả như là những sự gợi ý bằng trực quan nếu nó có thể giúp học trò của bạn hiểu được. Bạn cũng có thể chuẩn bị một chuỗi truyện tách rời mà câu cuối cùng sẽ tổng hợp nội dung câu chuyện qua đó cho phép học sinh của bạn thực hiện và đôi lúc nhận ra được khi nào trẻ đang ở trong tình huống bị thúc đẩy là phải cắn.

 

> Câu 1: Tại sao cháu không nói chuyện được?

> Câu 2: Làm sao để giảm bớt khuynh hướng sử dụng biệt ngữ ở trẻ?

> Câu 3: Các hoạt động vòng tròn ở tuổi mẫu giáo

> Câu 4: Can thiệp trẻ có vấn đề thính giác và trí nhớ

> Câu 5: Con tôi thường bị than phiền vì khả năng chú ý kém!

> Câu 6: Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định

> Câu 7: Trẻ bị mất phương hướng trên trang sách

> Câu 8: Làm sao giải thích các mối nguy hiểm cho trẻ tự kỉ?

> Câu 9: Làm sao dạy trẻ cách cư xử phù hợp ở nơi công cộng?

> Câu 10: Làm sao mà tôi có thể dùng các kí hiệu tranh ảnh để thay đổi được hành vi của cháu?

> Câu 11: Vấn đề duy nhất của cháu là cháu hay tự dưng khóc thét lên khi thấy hình mẹ cháu

> Câu 12: Tại sao trẻ tự kỷ dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu và hay sợ hãi bất thường?

> Câu 13: Các nỗi sợ hãi mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải là gì?

Rate this post