Những câu hỏi đáp về trẻ tự kỷ được trường Mầm non Ban Mai sưu tầm giúp cha mẹ phụ huynh có con bị tự kỷ có thể tham khảo
> Câu 1: Tại sao cháu không nói chuyện được?
> Câu 2: Làm sao để giảm bớt khuynh hướng sử dụng biệt ngữ ở trẻ?
> Câu 3: Các hoạt động vòng tròn ở tuổi mẫu giáo
> Câu 4: Can thiệp trẻ có vấn đề thính giác và trí nhớ
> Câu 5: Con tôi thường bị than phiền vì khả năng chú ý kém!
> Câu 6: Hướng dẫn bé đi vệ sinh đúng nơi quy định
> Câu 7: Trẻ bị mất phương hướng trên trang sách
> Câu 8: Làm sao giải thích các mối nguy hiểm cho trẻ tự kỉ?
> Câu 9: Làm sao dạy trẻ cách cư xử phù hợp ở nơi công cộng?
> Câu 10: Làm sao mà tôi có thể dùng các kí hiệu tranh ảnh để thay đổi được hành vi của cháu?
> Câu 11: Vấn đề duy nhất của cháu là cháu hay tự dưng khóc thét lên khi thấy hình mẹ cháu
> Câu 12: Tại sao trẻ tự kỷ dễ bị mắc chứng rối loạn lo âu và hay sợ hãi bất thường?
> Câu 13: Các nỗi sợ hãi mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải là gì?
Nội dung chính
1. Chứng tự kỷ là gì? Dấu hiệu, triệu chứng bệnh như thế nào?
Trẻ tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển tâm trí sớm. Bệnh xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường được phát hiện trong độ tuổi từ 3 – 10, kéo dài mà không thuyên giảm. Trẻ tự kỷ thường tự cô lập bản thân với thế giới xung quanh, thiếu tự chủ, không phát triển nhận thức, đi kèm với đó là những hành vi cứng nhắc, rập khuôn, lặp đi lặp lại nhiều lần, gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng cho trẻ.
Bệnh trong giai đoạn đầu và ở mức độ nhẹ thông thường không dễ dàng để phát hiện. Tuy nhiên, với trực giác của mình, cộng với sự quan tâm, quan sát quá trình phát triển của trẻ sẽ giúp bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận diện tình trạng của con. Cụ thể, trẻ mắc bệnh thường:
– Suy giảm kỹ năng giao tiếp, khó tương tác:
Trẻ không cười, không nhìn vào mắt người đối diện, không tương tác với người khác cho dù người lớn có phản ứng hoặc đưa ra bất cứ tín hiệu nào, trẻ cũng không mảy may đã động đến. Trẻ không thể kết bạn, thích chơi một mình và thường nói những câu từ vô nghĩa, hay gầm gừ,…
– Có những hành vi, chuyển động lặp đi lặp lại, rập khuôn:
Có thể trẻ lắc lư người ra phía trước và phía sau, vỗ tay hoặc đập đầu vào tường, dậm chân, ngồi yên một vị trí, thường xuyên vặn hoặc nhìn ngón tay của mình trong suốt thời gian dài mà không biết chán, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác liên tục,…
– Khó thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh:
Những trẻ mắc hội chứng tự kỷ thường cứng nhắc trong tư duy nên sẽ gặp khó khăn để hiểu và tự điều chỉnh khi có sự thay đổi, ví dụ như trẻ đi theo một con đường nhất định để về nhà hoặc đến trường, luôn bắt gia đình tuân theo một nếp sinh hoạt nhất định đến từng chi tiết nhỏ, hay chỉ ăn một loại thức ăn nhất định,… Do đó, nếu thay đổi, trẻ lập tức phản ứng mạnh mẽ (la khóc, cào cấu,…).
– Có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ và nhận thức:
Theo nghiên cứu, có đến 70% trẻ em không may mắc chứng tự kỷ chậm phát triển về trí tuệ, tất nhiên là chỉ đến một mức độ nào đó. Tuy nhiên, trẻ mắc tự kỷ chỉ có biểu hiện là phát triển nhận thức không đồng đều, có thể gặp khó khăn với một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là giao tiếp xã hội chứ không phải là hạn chế nhận thức toàn bộ. Đôi khi một số trẻ lại phát triển một cách bất thường các kỹ năng khác như ghi nhớ các con số, sáng tác âm nhạc, nghệ thuật, toán, hội họa, cơ khí,…
2. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ
Hiện nay, nguyên nhân thực sự dẫn đến chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, bệnh có thể liên quan đến các rối loạn của bộ gen, môi trường hoặc do tổn thương não bộ.
– Rối loạn của bộ gen:
Hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng một số gen nhất định khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn các trẻ khác. Bệnh ít nhiều có liên quan đến yếu tố di truyền. Chẳng hạn như những bé sinh ra trong gia đình có anh chị em bị tự kỷ cũng sẽ có nguy cơ tương tự lên đến 19%, hay trường hợp sinh đôi cùng bị tự kỷ rất thường gặp,…
Tuy vẫn chưa xác định rõ gen nào có liên quan trực tiếp đến rối loạn phổ tự kỷ, nhưng bệnh có thể đi kèm với những hội chứng có liên quan đến bộ gen hiếm gặp khác như: hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy, hội chứng Williams,…
– Yếu tố môi trường:
+ Trẻ tiếp xúc với cồn (rượu) hoặc trong quá trình mang thai người mẹ đã sử dụng thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, tá tràng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tự kỷ ở trẻ.
+ Sự thiếu hụt về thyroxin trong tuyến giáp của mẹ bầu từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 sẽ dẫn sự thay đổi trong não thai nhi, khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn những trẻ khác.
+ Một nguyên nhân khác gây bệnh tự kỷ là do trong 2 tháng đầu mang thai, mẹ bầu phải sống trong môi trường sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.
+ Mẹ khi mang thai bị stress.
– Tổn thương não bộ:
Não bộ tổn thương cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ, có thể là do:
+ Trẻ sinh non trước 37 tuần, cân nặng nhẹ (dưới 2.5 kg).
+ Nhiễm khuẩn thần kinh: viêm màng não.
+ Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa; chảy máu não.
+ Ngạt hoặc thiếu oxy não khi sinh,…
3. Liệu pháp can thiệp sớm để điều trị chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ
Tự kỷ là một hội chứng hiện chưa có thuốc chữa. Song, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các liệu pháp can thiệp sớm có thể cải thiện sự phát triển của trẻ, bao gồm:
– Liệu pháp giáo dục:
Giáo dục là phương pháp điều trị chứng tự kỷ rất phổ biến. Trường học dành cho trẻ tự kỷ cung cấp các dịch vụ đặc biệt, gồm liệu pháp về ngôn ngữ và nghề nghiệp, giúp trẻ học tập và phát triển.
– Liệu pháp y học:
Thuốc có thể giúp ích nhằm cải thiện, kiểm soát được những triệu chứng bệnh. Bác sĩ sẽ kê toa cho bé thuốc điều trị như thuốc chống suy nhược hoặc thuốc bổ thần kinh giúp trẻ ổn định hơn, tránh sự quá kích động tự làm tổn hại tới bản thân. Bên cạnh đó, phụ huynh nên kết hợp cho trẻ ăn uống đầy đủ các vitamin cần thiết nhằm giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh.
– Liệu pháp hành vi:
Một phương pháp điều trị chứng tự kỷ tiếp theo là các liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, lặp đi lặp lại rập khuôn hay những hành vi không phù hợp, gây gổ ở trẻ. Các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ xử lý một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên khen thưởng, động viên mỗi khi bé có những biểu hiện tốt.