Con muốn bố mẹ biết gì về con (8 tháng)

8 tháng tuổi, con rất tò mò, con muốn khám phá tất cả mọi thứ. Con thích chạm hoặc hôn vào hình của con trong gương…

Con lớn như thế nào?

Tập tài liệu Parenting the First Year – Nuôi dạy con trong năm đầu tiên (tạm dịch) gồm 12 bản tin hướng dẫn nuôi dạy con theo từng giai đoạn phát triển cụ thể từ 0-12 tuổi, được đời được nghiên cứu bởi 13 trường đại học ở Mỹ và phát miễn phí cho các cha mẹ có con nhỏ.

Đây là những thông tin quý giá mà tôi nhận được khi sinh em bé ại bang Wisconsin, Mỹ.

Con có thể bò tiến hoặc lùi.
Con có thể cầm đồ chơi một lúc lâu.
Con có thể nhặt những thứ nhỏ như một hạt đậu rơi dưới đất.

Con nói như thế nào?

Con có thể cho bố mẹ biết con đang vui, buồn hay sợ hãi qua những âm thanh mà con cố bập bẹ.
Con vẫn oh ah rất nhiều và có thể hét lên để gây sự chú ý của bố mẹ,
Con có thể nhận biết được vài từ.
Con vẫn quan sát và cố bắt chước theo chuyển động môi khi bố mẹ nói.

Con tương tác như thế nào?

Con thích chạm hoặc hôn vào hình của con trong gương.
Con quay lại và nghe ngóng khi con nghe thấy những tiếng quen thuộc như chuông điện thoại hoặc tên con.
Con thích bắt chước bố mẹ.

Con cảm thấy như thế nào?

Con sợ trải nghiệm mới hoặc những người lạ.
Con rất buồn khi bị bố mẹ để con trong phòng chơi một mình dù chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Con thấy vui hẳn khi bố mẹ quay vào với con.
Con không thích khi mọi người quá ồn ào.
Con có thể cáu giận khi con không tìm thấy đồ chơi yêu thích của mình.

Con nhận biết được những gì?

Con rất tò mò, con muốn khám phá tất cả mọi thứ.
Con có thể giải quyết được những vấn đề đơn giản, như rung một cái chuông.
Con nhớ những sự kiện vừa xảy ra.

Bố mẹ có thể giúp con hiểu biết thêm bằng cách nào?

Bố mẹ hãy đọc nhiều sách cho con. Hãy chỉ vào những bức hình có đồ vật mà con vẫn thấy hàng ngày. Ví dụ như chỉ cho con hình của một quả bóng giống như quả bóng con vẫn chơi.
Bố mẹ hãy giấu những đồ chơi nhỏ xuống dưới một cái áo hoặc dưới một cái cốc cho con đi tìm.
Hãy đưa con ra ngoài đi dạo bằng xe đẩy và chỉ cho con xem những chiếc lá rụng hoặc những bông hoa mọc bên đường…

Lưu ý: Mỗi bé có sự phát triển rất khác nhau, bố mẹ đừng quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển này. Quan trọng là bố mẹ hãy theo dõi sự tiến bộ của con trong mỗi kỹ năng và hướng dẫn, khích lệ con thực hiện những kỹ năng mới.

Tư liệu giáo dục

Con muốn bố mẹ biết gì về con (1-2 tháng tuổi)

Con muốn bố mẹ biết gì về con (3 tháng tuổi)

Con muốn bố mẹ biết gì về con (5 tháng tuổi)

Con muốn bố mẹ biết gì về con (6 tháng tuổi)

► Con muốn bố mẹ biết gì về con (8 tháng)

► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (9 tháng)

► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (10 tháng tuổi)

► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (11 tháng tuổi)

► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (12 tháng)

► Con muốn bố mẹ biết gì về con 13-14 tháng

► Con muốn bố mẹ biết gì về con 15-16 tháng

► Con muốn bố mẹ biết gì về con 17-18 tháng

► Con muốn bố mẹ biết gì về con (19-20 tháng)

Rate this post