11 tháng, con tập kêu meo meo hoặc gâu gâu khi thấy một con mèo hoặc một chú cún. Con đang học xem người lớn, những con vật, hay đồ vật hay làm gì và vận hành như thế nào.
Nội dung chính
Con lớn như thế nào?
– Con có thể tự đứng trong một khoảng thời gian ngắn.
– Con có thể một tay cầm đồ chơi, một tay bám vào ghế để đứng dậy.
– Con có thể vẫy tay hoặc xoay người khi con đứng mà không bị ngã.
– Con có thể bước đi nếu bố mẹ cầm một hoặc cả hai tay con.
– Con có thể cầm bút hoặc bút sáp. Con thích quyệt chúng lên giấy.
Con nói như thế nào?
– Con đã biết một số từ chỉ đồ vật.
– Con có thể nói sõi một vài từ.
– Con nói rất nhiều nhưng sẽ rất khó hiểu.
Con tương tác như thế nào?
– Con bắt chước tất cả những gì con thấy, nhưng con làm chúng theo cách của riêng con.
– Con luôn cố để có được đồng ý của bố mẹ khi làm gì đó, nhưng nếu không được, đôi khi con sẽ làm nó lén lút.
– Con sẽ thử nhiều cái mới để xem cái nào được bố mẹ chấp thuận.
Con cảm thấy như thế nào?
– Con sẽ rất bám bố mẹ, nhất là ở những nơi lạ, có nhiều người mới.
– Con thích lắc đầu nói “không”, ngay cả khi ý con là “có”.
– Con sẽ khóc, gào thét hoặc làm loạn lên nếu không được như ý.
– Con có thể cảm thấy có lỗi khi làm gì không đúng.
Con nhận biết được những gì?
– Con thấy những biếu hiện cảm xúc của bố mẹ và bắt chước chúng. Con đang học từ bố mẹ.
– Con tập kêu meo meo hoặc gâu gâu khi thấy một con mèo hoặc một chú cún. Con đang học xem người lớn, những con vật, hay đồ vật hay làm gì và vận hành như thế nào.
– Con rất thích nhìn tranh ảnh trong sách hoặc tạp chí.
– Con biết những đồ vật có thể giúp con làm gì. Ví dụ như đẩy một chiếc ghế có thể giúp con đi vững hơn.
Bố mẹ có thể giúp con hiểu biết thêm bằng cách nào?
– Hãy lăn một quả bóng trên sàn để con bò đuổi theo.
– Hãy cho con giúp bố mẹ với. Ví dụ hãy để lại một chiếc cốc nhựa trên sàn để con có thể đưa lại cho bố mẹ.
– Hãy dậy cho con tập lật những trang sách, để con có thể tự làm một mình.
– Hãy cho con cầm những hộp thức ăn hoặc hoa quả ở cửa hàng. Chỉ vào ảnh chúng và nói cho con biết đó là những cái gì.
Lưu ý: Mỗi bé có sự phát triển rất khác nhau, bố mẹ đừng quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển này. Quan trọng là bố mẹ hãy theo dõi sự tiến bộ của con trong mỗi kỹ năng và hướng dẫn, khích lệ con thực hiện những kỹ năng mới.
Tư liệu giáo dục
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (1-2 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (3 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (5 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (6 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (8 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (9 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (10 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (11 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (12 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 13-14 tháng
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 15-16 tháng