Con muốn bố mẹ biết những gì về con (12 tháng)

Bố mẹ có nhận ra không, con rất rõ ràng trong việc thích cái gì và không thích cái gì. Con cũng biết hài hước rồi đấy, con bắt đầu nghĩ ra những thứ rất buồn cười.

Thật là nhanh, vậy là con đã 1 tuổi. Bố mẹ có thể ngỡ ngàng về sự phát triển của con theo từng tháng: mỗi ngày con lại học thêm nhiều điều mới lạ, những kỹ năng mới và biết biểu lộ cảm xúc của mình nhiều hơn.

Con lớn như thế nào?

– Con đã có thể đi được rồi, nhưng đôi khi con vẫn thích bò, vì như thế sẽ nhanh hơn.
– Con cố gắng làm thêm nhiều việc khác khi đang đi, ví dụ như vẫy tay hoặc nhặt đồ chơi.
– Con có thể tự đứng lên khi đang ngồi xổm.
– Con có thể bò lên, xuống cầu thang.
– Con có thể trèo ra ngoài khỏi một cái cũi chơi có thành thấp.
– Con có thể tự mở được nắp chai lọ.
– Con có thể một tay cầm đồ vật, một tay làm việc khác.
– Con dùng ngón trỏ để chỉ đồ vật.
– Con cố gắng để tự mặc hoặc cởi quần áo, nhưng vẫn rất khó khăn.
– Con hay đòi được tự ăn.

Con nói như thế nào?

– Con nói đi nói lại một vài từ con biết.
– Con bập bẹ một chuỗi âm thanh bắt chước giống như là nói một câu ngắn.
– Con có thể tự sáng tạo ra từ của riêng mình để chỉ đồ vật hay một ai đó.

Con tương tác như thế nào?

– Con tin tưởng những người con đã quen thuộc.
– Con bắt chước mọi người ngay cả khi người đó không có ở gần.
– Con vẫn rất sợ người lạ và những nơi chưa từng đến bao giờ.
– Con rất rõ ràng trong việc thích cái gì và không thích cái gì.

Con cảm thấy như thế nào?

– Con bắt đầu có ý thức về sự hài hước, và con nghĩ có một số thứ rất buồn cười.
– Con không muốn xa bố mẹ một chút nào, và con luôn có cảm giác an toàn khi bố mẹ trở lại.
– Con thấy yên tâm và vui vẻ khi được ngồi ăn cùng cả nhà.
– Con cảm nhận được và bày tỏ tình cảm với người con yêu quý hoặc những đồ chơi yêu thích.

Con nhận biết được những gì?

– Con đã ghi nhớ được nhiều sự kiện và trong thời gian dài hơn.
– Con đi tìm đồ chơi và nhớ lần cuối cùng con thấy nó ở đâu.
– Con có thể giải quyết vấn đề đơn giản qua việc thử nghiệm và mắc lỗi. Hãy quan sát cách con chơi đồ chơi.
– Con có thể làm theo những hướng dẫn đơn giản và hiểu nhiều hơn những điều bố mẹ nói với con.
– Con có những đồ chơi yêu thích và những người con yêu quý.

Bố mẹ có thể giúp con hiểu biết thêm bằng cách nào?

– Hãy nhảy cùng con. Con rất thích nghe nhạc.
– Hãy cho con chơi nhiều đồ chơi xếp hình hoặc thả các loại hình khối vào đúng khung hộp.
– Hãy đọc thật nhiều sách cho con.
– Hãy sai con những việc thật đơn giản, con rất thích được giúp đỡ bố mẹ những việc nhỏ.
– Hãy ôm hôn con thật nhiều, để con luôn biết bố mẹ rất yêu thương con.

Lưu ý: Mỗi bé có sự phát triển rất khác nhau, bố mẹ đừng quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển này. Quan trọng là bố mẹ hãy theo dõi sự tiến bộ của con trong mỗi kỹ năng và hướng dẫn, khích lệ con thực hiện những kỹ năng mới.

Tư liệu giáo dục

Con muốn bố mẹ biết gì về con (1-2 tháng tuổi)

Con muốn bố mẹ biết gì về con (3 tháng tuổi)

Con muốn bố mẹ biết gì về con (5 tháng tuổi)

Con muốn bố mẹ biết gì về con (6 tháng tuổi)

► Con muốn bố mẹ biết gì về con (8 tháng)

► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (9 tháng)

► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (10 tháng tuổi)

► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (11 tháng tuổi)

► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (12 tháng)

► Con muốn bố mẹ biết gì về con 13-14 tháng

► Con muốn bố mẹ biết gì về con 15-16 tháng

► Con muốn bố mẹ biết gì về con 17-18 tháng

► Con muốn bố mẹ biết gì về con (19-20 tháng)

Rate this post