6 tháng tuổi, con lúc nào cũng… bận bịu một việc gì đó, con sợ và buồn phiền khi ở xung quanh những người lạ lớn tuổi nhưng lại rất thích chơi với các bạn cùng tuổi, dù mới gặp lần đầu…
Cha mẹ hẳn ngạc nhiên trước sự phát triển của con, khi mỗi ngày trôi qua, con lại học thêm một điều mới. Hãy cùng con tận hưởng những sự kiện và niềm vui đầu tiên của cuộc đời, bố mẹ nhé!
Nội dung chính
Con lớn như thế nào?
– Con lăn và xoay được theo tất cả các hướng.
– Con có thể ngồi được một thời gian ngắn
– Con có thể trườn hoặc bò tiến, lùi.
– Con có thể cầm đồ chơi bằng một tay, và chuyển chúng sang tay kia.
– Con có thể nhặt đồ chơi bị rơi.
Con nói như thế nào?
– Con vẫn nói ọ ẹ rất nhiều, nhưng con đã biết kiểm soát âm thanh tốt hơn.
– Con có thể hiểu vài từ qua giọng nói của bố mẹ.
Con tương tác như thế nào?
– Con biết nhặt đồ chơi, lắc chúng và nghe tiếng chúng rơi.
– Con chơi với những người mà con biết.
– Con sợ và buồn phiền khi ở xung quanh những người lạ lớn tuổi. Nhưng con rất thích chơi với các bạn cùng tuổi, dù mới gặp lần đầu.
– Con ê a, à ơi hoặc dừng khóc khi con nghe thấy tiếng nhạc.
– Con lúc nào cũng bận bịu làm gì đó.
Con cảm thấy như thế nào?
– Con chưa biết cách kiểm soát cảm xúc của mình.
– Con sẽ phàn nàn bằng cách la hét nếu không được như ý muốn.
– Con sẽ ê a rất nhiều khi con vui.
– Con có thể sẽ thích món ăn này hơn món khác.
Con nhận biết được những gì?
– Con biết tay của con dùng để cầm, nhặt đồ chơi.
– Con biết nhìn và nghiên cứu đồ vật trong khoảng thời gian dài hơn.
– Con hay úp ngược đồ vật để nhìn chúng theo một cách khác.
– Con biết quay lại khi ai đó gọi tên con.
– Con có thể có một bạn đồ chơi yêu thích.
Bố mẹ có thể giúp con hiểu biết thêm bằng cách nào?
– Bố mẹ hãy cho con gặp, đến chơi với những em bé như con.
– Hãy thổi bong bóng xà phòng cho con xem vào những ngày nắng đẹp.
– Hãy cho con chơi đồ chơi có tiếng động. Bố mẹ có thể cho con vò một cái túi chứa giấy bên trong, đưa cho con hai hộp nhỏ để con có thể đập chúng vào nhau. Nghe âm thanh của các đồ vật thật là thích.
– Hãy thả đồ chơi vào trong chậu tắm của con. Con rất thích chơi đổ nước.
– Hãy đọc cho con thật nhiều bài thơ, vè, ca dao có vần điệu dễ nhớ, và hát ru cho con nghe.
Lưu ý: Mỗi bé có sự phát triển rất khác nhau, bố mẹ đừng quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển này. Quan trọng là bố mẹ hãy theo dõi sự tiến bộ của con trong mỗi kỹ năng và hướng dẫn, khích lệ con thực hiện những kỹ năng mới.
Tư liệu giáo dục
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (1-2 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (3 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (5 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (6 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (8 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (9 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (10 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (11 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (12 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 13-14 tháng
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 15-16 tháng