3 tháng tuổi con bắt đầu có ký ức và có đồ chơi yêu thích, bố mẹ hãy mua cho con đồ chơi kêu chút chít hay treo cao rung rinh để con tập với và tập đá nhé!
Nội dung chính
Con lớn như thế nào?
– Con có thể giữ đầu và lưng con khá thẳng khi bố mẹ bế con.
– Khi nằm sấp, con có thể ngẩng đầu lên, chống bằng khửu tay, cong lưng và đung đưa người.
– Khi nằm ngửa con có thể vẫy tay và đạp chân.
– Khi bố mẹ bế con, con có thể đẩy cả tay và chân mình.
– Khi được bố mẹ kéo và đỡ, con có thể ngồi dậy.
– Con có thể chạm vào mặt mình nhẹ nhàng hơn chứ không cào vào mặt nữa.
– Con có thể với lấy đồ chơi bằng cả 2 tay, nhưng thỉnh thoảng con lại để tuột mất.
Con nói như thế nào?
– Những tiếng con có thể nói là ah, ooh, ee
– Con đáp lại những âm thanh con nghe thấy bằng tiếng ọ ẹ, ê a của con.
– Con ít khóc hơn những tháng trước, bố mẹ có để ý thấy điều đó không?
Con tương tác như thế nào?
– Con nhìn những chỗ có đồ vật rơi ra, nhưng con không nhìn những đồ vật đó chạy đi đâu khi chúng rơi xuống,
– Con thích thú khi nhìn bố mẹ, người thân hoặc những đồ chơi quen thuộc.
– Con tạm dừng mút tay để nghe và nhìn mọi vật. Và rồi con lại vừa mút tay vừa nhìn chúng.
– Con rất hóng chuyện. Hãy nói với con những câu đơn giản, như : “Bố mẹ yêu con”
Con cảm thấy như thế nào?
– Con vẫn rất thích được bố mẹ ôm ấp.
– Con không muốn nằm chơi một mình. Hãy đặt con ở nơi con có thể nhìn thấy bố mẹ.
Con nhận biết được những gì?
– Con đã bắt đầu có ký ức và có đồ chơi yêu thích.
Bố mẹ có thể giúp con hiểu biết thêm bằng cách nào?
– Bố mẹ hãy đưa cho con những đồ chơi có tiếng kêu chút chít hoặc những đồ chơi rung rinh được treo cao để con tập với và tập đá.
– Hãy chơi ú òa với con.
– Hãy nhìn vào mắt con khi bố mẹ trò chuyện cùng con.
– Hãy để một chiếc gương nhựa gần con để con có thể nhìn thấy mình.
– Bố mẹ hãy đọc cho con những bài thơ, câu vè có nhịp điệu dễ nghe, con sẽ rất thích thú.
Lưu ý: Mỗi bé có sự phát triển rất khác nhau, bố mẹ đừng quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển này. Quan trọng là bố mẹ hãy theo dõi sự tiến bộ của con trong mỗi kỹ năng và hướng dẫn, khích lệ con thực hiện những kỹ năng mới.
Tư liệu giáo dục
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (1-2 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (3 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (5 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (6 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (8 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (9 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (10 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (11 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (12 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 13-14 tháng
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 15-16 tháng