19,20 tháng, con rất thích ngắm mình trong gương và ảnh. Con cũng thích chui vào quần áo hoặc xỏ vào giầy bố mẹ để giả vờ làm người lớn.
Nội dung chính
Con lớn như thế nào?
– Con thích khám phá tất cả mọi thứ.
– Con có thể chạy mà ít vấp ngã hơn.
– Con có thể đứng bằng một chân khi con vịn tay được vào đâu đó.
– Con có thể đá một quả bóng to.
– Con vẫn rất thích trèo leo lên mọi thứ.
– Con vẫn chưa hiểu như thế nào là an toàn hay nguy hiểm đâu. Con rất tin vào bố mẹ sẽ tạo không gian an toàn cho con tự do khám phá.
– Con rất thích tỏ ra mình dộc lập, nhưng thỉnh thoảng con vẫn lèo nhèo giống như một em bé vậy.
Con nói như thế nào?
– Con nói “Không” rất giỏi.
– Con có thể nói khoảng 15 từ.
– Con rất thích gọi tên đồ vật.
– Con thích hỏi nhiều thứ bằng cách nói: “Cái gì”, “Tại sao”. Bố mẹ hãy kiên nhẫn với con nhé, con đang muốn học hỏi mà.
– Con có thể làm theo chỉ dẫn đơn giản.
– Con rất thích nghe bố mẹ đọc sách.
– Con thích nghe những giai điệu có vần, dễ nhớ.
Con đang học những gì?
– Con có thể kéo cho đến hết một cuốn giấy vệ sinh.
– Con có thể chơi những trò xếp hình gồm 2-3 miếng ghép.
– Con có thể vẽ một đường lượn sóng.
– Con bắt đầu biết các vật dụng có chức năng gì, như là một chiếc búa đồ chơi thì để đóng đinh chẳng hạn.
Con hòa nhập với mọi người như thế nào?
– Con vẫn rất thích được ôm ấp.
– Con thích giúp bố mẹ làm những việc đơn giản.
– Con cũng thích được tự làm các việc một mình mà không muốn bố mẹ giúp.
– Thậm chí khi đang có rất nhiều các bạn khác ở xung quanh, con vẫn thích chơi một mình.
– Con vẫn chưa biết cách cư xử đúng với các bạn, thỉnh thoảng con có thể làm đau các bạn giống như đang chơi đồ chơi của mình.
– Con muốn giữ đồ chơi cho riêng mình, nên có thể con sẽ giấu chúng đi để các bạn không tìm thấy chúng mà chơi.
– Con cần thời gian để làm quen với những người mới. Con cũng cảm thấy sợ một số người.
– Con có thể không thân thiện với người lớn đâu. Nhưng con sẽ thay đổi khi con lớn hơn.
Con có thể tự làm được những gì?
– Con có thể tự ăn khá tốt rồi.
– Con có thể tự đánh răng, nhưng sẽ không thể kiên nhẫn chải cả hàm. Bố mẹ hãy giúp con nhé.
– Con có thể tự giác đi ngủ mà không phàn nàn gì.
– Con có thể báo cho bố mẹ biết con muốn thay quần áo (khi bị ướt).
– Thỉnh thoảng, con có thể báo cho bố mẹ biết con muốn đi vệ sinh..
Con thích những trò chơi gì?
– Con thích chơi một mình, nhưng con vẫn muốn có bố mẹ ở gần.
– Con thích chui vào quần áo hoặc xỏ vào giầy của bố mẹ để giả vờ làm người lớn.
– Con rất thích sách có nhiều tranh ảnh, và con cũng thích ngắm ảnh của chính mình.
– Con thích ngắm mình trong gương.
– Con thích bố mẹ hát cho con nghe lắm.
– Con thích tháo rời các bộ phần của đồ chơi ra.
– Con rất ngồi lên những chiếc xe mà con có thể dùng 2 chân để đấy chúng đi. Con thích đi bộ nữa.
– Con rất thích chơi xích đu. Bố mẹ hãy đặt con lên những chiếc xích đu an toàn cho con, hoặc cho con ngồi lên lòng bố mẹ khi chơi những chiếc xích đu lớn hơn.
Lưu ý: Mỗi em bé đều rất đặc biệt và rất khác nhau, vì vậy mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển của riêng mình. Bố mẹ không nên lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển được miêu tả trong tài liệu này. Hiểu con, chính là chìa khóa tốt nhất để nuôi dạy con thành công.
Tư liệu giáo dục
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (1-2 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (3 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (5 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (6 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (8 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (9 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (10 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (11 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (12 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 13-14 tháng
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 15-16 tháng