Con có thể có nhiều cảm giác hơn, như vui, buồn, cáu giận, sợ hãi, đau. Con có thể khóc khi thấy em bé khác được quan tâm hơn mình.
Nội dung chính
Con lớn như thế nào?
– Con đã biết bò lên cầu thang, nhưng con chưa biết làm thế nào để bò ngược xuống.
– Con có thể bước đi nếu bố mẹ cầm tay con.
– Con bắt đầu thích bước ngang, bám vào đồ đạc và đi quanh nhà.
– Con có thể tự ngồi xuống khi đang đứng.
– Con có thể trèo lên trèo xuống một cái ghế thấp.
– Bố mẹ có thể bắt đầu nhận biết con thuận tay trái hay phải.
– Con có thể tự cầm thức ăn đưa lên miệng và cầm cốc để uống.
– Nếu không được ngủ ban ngày đầy đủ có thể con sẽ khó ngủ đêm.
Con nói như thế nào?
– Con có thể hiểu những câu đơn giản.
– Con có thể biết nói “không” và lắc đầu.
– Con hào hứng trong cuộc nói chuyện khi con nghe thấy những từ quen thuộc.
– Con có thể nói những từ quen thuộc cả ngày liên tục. Hoặc có lúc con sẽ chẳng nói từ nào cả.
Con tương tác như thế nào?
– Con biết phản ứng lại khi bố mẹ tỏ thái độ đồng ý hoặc không.
– Con có thể khóc khi thấy em bé khác được quan tâm hơn mình.
– Con vẫn luôn muốn được ở gần bố mẹ.
– Con thích bắt chước mọi người, cả hành động và tiếng nói.
Con cảm thấy như thế nào?
– Con có thể có nhiều cảm giác hơn, như vui, buồn, cáu giận, sợ hãi, đau.
– Con có thể thay đổi cảm xúc rất nhanh và dễ cảm thấy buồn.
– Con có thể vẫn e ngại khi xung quanh có nhiều người lạ.
– Con rất nhạy cảm với cảm xúc của những em bé khác.
Con nhận biết được những gì?
– Con biết đồ chơi nào là của con và con có vài đồ chơi yêu thích.
– Con sẽ đi tìm những đồ chơi mà con thấy bố mẹ giấu đi.
– Con bắt đầu nghĩ con cũng giống như một người lớn.
Bố mẹ có thể giúp con hiểu biết thêm bằng cách nào?
– Hãy chỉ cho con những điều bố mẹ muốn con biết. Ví dụ như vỗ tay như thế nào, để con có thể bắt chước.
– Hãy đọc sách cùng với con.
– Hãy chơi trò “trốn tìm” với con. Nếu bố mẹ trốn sau cái ghế con có thể tìm thấy bố mẹ đấy.
– Bố mẹ hãy đặt những bức tranh hoặc ảnh thấp xuống để con có thể nhìn thấy.
Lưu ý: Mỗi bé có sự phát triển rất khác nhau, bố mẹ đừng quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển này. Quan trọng là bố mẹ hãy theo dõi sự tiến bộ của con trong mỗi kỹ năng và hướng dẫn, khích lệ con thực hiện những kỹ năng mới.
Tư liệu giáo dục
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (1-2 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (3 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (5 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (6 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (8 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (9 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (10 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (11 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (12 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 13-14 tháng
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 15-16 tháng