9 tháng tuổi, con rất nhạy cảm, nếu con nhìn thấy những em bé khác khóc, con cũng khóc theo. Con rất cần được động viên, bố mẹ hãy khen con khi con tự làm được việc gì mới
Nội dung chính
Con lớn như thế nào?
– Con có thể bò và xoay trong khi cầm đồ chơi bằng một tay.
– Con cũng có thể bò lên cầu thang. Nhưng con chưa biết bò xuống bằng cách nào.
– Con đã có thể tự ngồi dậy, xoay người nhìn xung quanh mà không bị mất thăng bằng.
– Con có thể đứng một lúc nếu được bố mẹ đỡ tay.
– Con có thể ấn ngón tay vào những chỗ có lỗ và những thứ thú vị khác.
– Con biết nhặt những vật nhỏ bằng một tay và những thứ to hơn bằng cả hai tay.
– Con có thể tự đứng dậy bằng cách bám vào đồ đạc, nhưng con chưa biết ngồi xuống lại như thế nào.
Con nói như thế nào?
– Con có thể hiếu một vài từ, tên của con và những câu đơn giản.
– Con lặp đi lặp lại một vài âm thanh hoặc từ đơn giản.
– Con luôn nghe ngóng mọi người nói chuyện và tìm cách bắt chước.
– Con đã có thể nói một lúc hai âm như da-da, ma-ma
Con tương tác như thế nào?
– Con thích nhìn người lớn viết, vẽ trên giấy.
– Con thích biểu diễn cho mọi người xem và được tán thưởng.
– Con thích được khen khi con tự làm được việc gì đó, như nhặt đồ vật bị rơi, hay bám vào đồ đạc trong nhà để tự đứng lên…
Con cảm thấy như thế nào?
– Con rất nhạy cảm. Nếu con nhìn thấy những em bé khác khóc, con cũng khóc theo.
– Con có thể thấy sợ rất nhiều thứ mặc dù những tháng trước đó con không có cảm giác gì, như là việc đi tắm, hoặc sợ độ cao…
Con nhận biết được những gì?
– Con cố gắng tự mình tìm hiểu mọi thứ xung quanh.
– Con biết rằng khi con lộn ngược đồ vật hoặc che mắt vào thì chúng sẽ trông rất khác.
– Con sẽ cáu gắt nếu bị lấy mất đồ chơi.
– Con có thể ghi nhớ một trò chơi, một người nào đó, hoặc một đồ chơi từ ngày hôm qua.
– Con có thể nhận biết được cảm xúc của một người khi nhìn mặt người đó.
Bố mẹ có thể giúp con hiểu biết thêm bằng cách nào?
– Bố mẹ hãy nói với con. Hãy nghe con nói. Và cứ lần lượt như vậy.
– Hãy khen con khi con tự làm được việc gì mới. Con rất cần được động viên.
– Hãy cho con tự ăn những đồ ăn có thể cầm được, để con luyện tập việc nhặt những thức ăn nhỏ.
Lưu ý: Mỗi bé có sự phát triển rất khác nhau, bố mẹ đừng quá lo lắng khi con “nhanh” hay “chậm” hơn những mốc phát triển này. Quan trọng là bố mẹ hãy theo dõi sự tiến bộ của con trong mỗi kỹ năng và hướng dẫn, khích lệ con thực hiện những kỹ năng mới.
Tư liệu giáo dục
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (1-2 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (3 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (5 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (6 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con (8 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (9 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (10 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (11 tháng tuổi)
► Con muốn bố mẹ biết những gì về con (12 tháng)
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 13-14 tháng
► Con muốn bố mẹ biết gì về con 15-16 tháng